Một công trình nhà vệ sinh nào cũng cần phải thiết kế và xây dựng bể phốt, điều này đã nói lên tầm quan trọng của hệ thống này trong hầu hết các công trình nhà ở. Vậy bể phốt là gì mà tất cả các công trình nhà ở, đặc biệt là nhà vệ sinh không thể thiếu hệ thống này? Tất cả sẽ được Hút Bể Phốt 3 Miền giải đáp ngay đây.
Bể phốt là gì ? Trong tiếng Anh bể phốt có tên gì?
Bể phốt hay còn được gọi là hầm tự hoại đây là hệ thống cấu trúc xử lý nước thải ngầm, thường được sử dụng ở khu vực nông thôn mà không có hệ thống thoát nước tập trung. Sử dụng kết hợp giữa thiên nhiên và công nghệ đã được chứng minh để xử lý nước thải từ hệ thống ống nước hộ gia đình được thải ra từ phòng tắm, cống nhà bếp và giặt ủi.
Hệ thống này là nơi thu thập và xử lý nước thải, không được kết nối trực tiếp với hệ thống thoát nước chính.
Được lắp đặt dưới lòng đất, một bể phốt thường sử dụng các quy trình tự nhiên để xử lý nước thải mà nó lưu trữ.
Một hệ thống bể phốt điển hình bao gồm bể tự hoại và cống thoát nước, hoặc trường hấp thụ đất.
Trong tiếng Anh bể phốt có tên là “Septic tank”. Bạn có thể dùng từ khóa Septic tank này lên Google tìm cho mình các tài liệu về hầm tự hoại để nghiên cứu thiết kế và cấu tạo của nó.
Có những loại bể phốt nào?
Hiện nay trên thi trường sử dụng 3 loại bể phốt chính là : nhựa, composite và bê tông đúc sẵn
– Bể phốt nhựa là một dòng sản phẩm mới vừa ra mắt, nó đang từng bước giới thiệu đến người tiêu dùng. Được ra đời với mong muốn thay thể được các bể phốt được xây dựng thông thường.
– Bể phốt composite là loại bể được làm từ vật liệu composite được thiết kế với chức năng phân hủy tối đa lượng chất thải được thải ra. Với ưu điểm nhẹ gọn, dễ dàng vận chuyển, thi công lắp đặt nhanh, phù hợp với các mặt bằng xây dựng.
– Bể phốt bê tông đúc sẵn là một loại bể được cấu tạo từ bê tông cốt thép, rất chắc chắn. Được thiết kế với nhiều mẫu đa dạng, rất tiện lợi cho các hộ gia đình và đem lại hiệu quả cao. Loại bể phốt này được bán rất phổ biến trên thị trường.
Kích thước bể phốt gia đình tiêu chuẩn
Bể phốt thường sẽ có cấu tạo có hình tròn hoặc hình vuông. Ở nước ta thì bể phốt 2 ngăn thường phổ biến hơn 3 ngăn.
Bảng kích thước tiêu chuẩn sau đây sẽ giúp bạn thiết kế một cách phù hợp:
Nguyên lí hoạt động
Từ cấu tạo của bể phốt cũng có thể nhận ra nguyên lí và cách thức hoạt động của chúng. Các chất thải trực tiếp từ bồn cầu sẽ trực tiếp chứa tại ngăn chứa.
Tại đây có chứa một số loại vi khuẩn và nấm khiến cho quá trình phân huỷ diễn ra rất nhanh đồng thời giảm mùi hôi đi rất nhiều nữa.
Sau quá trình phân huỷ nhiều lần đa số các chất thải đã được phân huỷ hết thành dạng bùn chỉ chừa lại một số loại như tóc, nhựa, kim loại,…
Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng cần tiến hành hút bể phốt định kì nếu không bể sẽ không hoạt động được nữa.
Các chất thải và vật khó phân huỷ sẽ được chuyển qua ngăn lắng đọng lại phía dưới. Sau một thời gian sẽ hoá thành khí và bị đào thải ra ngoài.
Sau quá trình thứ hai thì trong nước thải chỉ còn có vật lửng lơ. Khi gặp hệ thống lọc ở ngăn thứ ba sẽ bị giữ lại và phần chất thải qua quá trình xử lí sẽ tự động thoát ra ngoài.
Cách thiết kế bể phốt tự hoại 2 ngăn và 3 ngăn
Bước 1: Đào hố chôn bể phốt
Đầu tiên bạn phải đào một cái hố có kích thước tiêu chuẩn phù hợp với nhu cầu của gia đình bạn.
Bước 2: Xây dựng bể phốt
Sau khi đào hố xong, bắt đầu tiến hành xây dựng bể. Tùy vào mỗi gia đình sử dụng nguyên liệu là đổ bê tông trực tiếp hoặc xây bằng gạch nhưng thường thì sử dụng bằng gạch hơn.
Trước khi xây tường thì bạn hãy tạo khung cho bể phốt, rồi sau đó ngăn chia nó ra. Đối với loại 3 ngăn thì ngăn đầu tiên là ngăn chứa có diện tích 2/3 bể chứa là nơi chứa chất thải đi vào, 2 ngăn còn lại là ngăn lọc và ngăn lắng, mỗi ngăn có diện tích 1/3 bể chứa.
Ngoài ra thì còn có loại đã được đúc sẵn. Chỉ cần bạn đào đúng kích thước bể đã chọn rồi sau đó đặt bể xuống là xong rồi.
Bước 3: Lắp đặt đường ống thoát chất thải
Khi đã xây hoàn thiện xong bể thì bạn cần phải dẫn đường ống thoát nước thải từ nhà vệ sinh vào bể cho hợp lý. Đặt sao cho nó có độ dốc thì chất thải mới đi vào bể dễ dàng mà không bị tắc nghẽn.
Bước 4: San lắp mặt bằng
Sau khi hoàn thiện hết tất cả rồi thì bạn cần phải kiểm tra lại hệ thống bể phốt và đường ống rồi sau đó san lấp mặt bằng. Bạn cần chú ý đến độ ẩm của đất để tránh bị né quá chặt gây vỡ bể.
Bạn nên dùng cát lắp các khe hở giữa bể và hố đất để khi xả nước nó giữ chặt khe hở không bị nứt.
Cách đặt ống thông hơi bể phốt
– Chuẩn bị sẵn ống thông hơi
- Sử dụng những ống thông hơi bằng nhựa PVC có chất lượng tốt để đảm bảo về tuổi thọ cho công trình
- Trường hợp nhà một tầng : cần chuẩn bị chiều dài cho ống thông hơi phải đứng cao hơn mái nhà khoảng tầm 0,7m
- Trường hợp nhà mái bằng : ống thông hơi cần dùng phải cao hơn mái nhà ít nhất 3m, vì hơi và khí độc của hệ thống thoát nước sinh hoạt phải đi thông hơi qua ống đứng.
– Tiến hành lắp đặt
- Bạn đặt ống thông hơi ở vị trí sao cho cách cửa sổ theo chiều ngang ít nhất 4m. Còn nếu nhà bạn có ban công thì khoảng cách này chính là nơi khoảng cách đặt ống thông hơi với ban công.
- Trường hợp nhà bạn là mái bằng thì ống thông hơi phải đặt cao hơn, cách mái nhà ít nhất 3m và có tấm che mưa.
Lưu ý(*): khi đặt ống thông hơi đứng của đường nước thải không nối với hệ thống thông hơi và ống khói của nhà bạn.
Đặt hầm tự hoại ở đâu mới hợp phong thủy
Theo như phong thủy thì việc chọn vị trí đặt bể phốt cần phải dựa vào quy luật của các thiên can như: Giáp, Canh, Bính, Qúy, Ất, Nhâm.
Cách tính thiên can chọn chỗ đặt lại tuân theo triết lý: Vạn thủy vô tòng thiên thượng thứ.
Nó có nghĩa là Thiên can là “đèn tín hiệu chỉ dẫn”, tất cả dòng nước đều đi theo thiên can. Vì theo phong thủy nó sẽ tạo thành thế “Vạn thủy vô tòng thiên thượng khứ”. Là mọi dòng nước đều đi theo thiên can.
Do đó, để chọn chỗ đặt bể phốt đúng nhất, bạn cần nghiên cứu kỹ càng về phong thủy, phương hướng ngôi nhà, chỗ để bể phốt nhằm thuận tiện cho sử dụng mà lại tốt cho việc sinh sống, thuận lợi, thịnh vượng cho gia chủ.
Nguyên nhân khiến bể phốt bị đầy
Trong quá trình sử dụng nhà vệ sinh, chúng ta thường gặp phải một vấn đề chung đó chính là bể phốt bị đầy. Như phần trên đã nói khoang chứa của hệ thống này có dung tích vào khoảng 4000 đến 7500 lít, thế nên khi chất thải vào khoang chứa quá tải, lượng vi sinh vật lợi khuẩn không đủ đên phân hủy kịp thời lượng chất thải này khiến cho hầm cầu của hệ thống này bị đầy. Và từ đây gây ra các vấn đề về mùi hôi, làm cho bồn cầu bị nghẹt…
Bể phốt bị đầy nghẹt? Cần phải xử lý gấp?
Gọi ngay: 0942.88.55.66
Làm thế nào xử lý tình trạng ứ đầy ?
Hệ thống bể phốt đòi hỏi bảo trì không thường xuyên, nhưng chủ sở hữu cần tuân thủ các quy tắc nhất định để đảm bảo hệ thống bể hoạt động hiệu quả.
Ví dụ, không bao giờ được xả những chất này xuống cống hoặc bồn cầu:
- Chất thải thực phẩm
- Mỡ, dầu mỡ
- Túi nhựa
- Tã lót
- Khăn vệ sinh
- Nụ bông
- Bao cao su
- Băng và thạch cao
- Khăn lau trẻ em
- Thuốc, kim và ống tiêm
- Nùi giẻ
- Lưỡi dao cạo
Những vật phẩm này sẽ chặn các ống đầu vào và đầu ra, đồng thời phá vỡ quá trình phân tách sinh học diễn ra trong chính bể.
Thêm một vài quy tắc đơn giản sẽ giữ cho các khu vực bể phốt an toàn:
- Tránh trồng cây hoặc cây trên khu vực bể phốt tự hoại, vì rễ của chúng có thể làm hỏng các đường ống ngầm
- Tránh lái xe trên lên trên bể tự hoại
Để xử lý tình trạng bể phốt bị đầy, chúng ta cần phải xử lý lượng chất thải bên dưới các khoang chứa bằng cách hút phốt bằng xe bồn, hoặc đơn giản, ít tốn kém và thân thiện với môi trường hơn đó chính là bổ sung các vi sinh vật lợi khuẩn vào cho hầm tự hoại.
Liên hệ dịch vụ
Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi dịch vụ thông tắc của chúng tôi đem đến gói bảo hành và sửa chữa trong vòng 1 năm, luôn chăm sóc và lắng nghe ý kiến khách hàng, giúp họ giải quyết được những vấn đề khúc mắc. Để được tư vấn tốt & nhanh nhất, quý khách chỉ cần liên hệ đến hotline: 0942.88.55.66 để được tư vấn miễn phí!
Dịch vụ thông hút bể phốt, làm sạch, khử mùi bể phốt
CÔNG TY VỆ SINH MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Website : https://hutbephot3mien.com