Cách chống thấm sân thượng để trồng cây | Đơn giản dễ làm

Với không gian diện tích hẹp như ngày nay, khi diện tích nhà bạn không đủ chỗ trống để trồng cây, trồng rau thì sân thượng chính là nơi trồng cây, trồng rau tối ưu nhất. Với những nhà phố hiện nay thì có rất nhiều người chọn trồng cây, trồng rau ở sân thượng. Việc này vừa giúp tiết kiệm không gian, vừa mang đến cho ngôi nhà một nơi thư giãn lý tưởng. Nhưng điều mà bạn lo lắng nhất đó là làm thế nào để chống thấm sân thượng để không bị thấm nước xuống tầng dưới. Do đó, hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những cách chống thấm sân thượng để trồng cây hiệu quả.

Cách chống thấm sân thượng để trồng cây đơn giản nhất

Việc trồng cây trên sân thượng cũng khá là dễ dàng nhưng cái khó nhất ở đây là xử lý vấn đề thấm dột khi tưới cây, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến kết cấu của căn nhà. Trước khi đi vào thi công xử lý ta nên tìm hiểu qua những nguyên nhân kiến sân thượng bị thấm dột.

Cách chống thấm sân thượng để trồng cây
Cách chống thấm sân thượng để trồng cây

Nguyên nhân làm sân thượng bị thấm nước

• Sân thượng xuống cấp do xây dựng lâu hoặc sân thượng mới thi công nhưng quá trình xây kém chất lượng.

• Sân thượng bị thấm do sàn mái bị rạn nứt vết chân chim.

• Sự co ngót không đều giữa lớp bê tông sàn mái với tường bao quanh sàn mái.

• Sân thượng chưa được xử lý chống thấm hoặc chống thấm sai cách.

• Chịu sự tác động trực tiếp của nắng mặt trời làm cho chất chống thấm dần bị mất tác dụng.

Xem thêm >>>  Cách chống thấm cổ ống xuyên sàn hiệu quả nhất 2020

• Hệ thống thoát nước của sân thượng kém, đọng nước.

Có thể bạn cần :

Hướng dẫn cách chống thấm cho tường nhà mới xây và tường nhà cũ

Hướng dẫn cách chống thấm sân thượng để trồng cây

Chống thấm sân thượng bằng sika

+ Yêu cầu bề mặt thi công trước khi chống thấm

– Tháo gỡ, di dời, dọn dẹp chướng ngại vật: gỗ, sắt thép, xà bần,…

– Không nên tô trét vữa xi măng che phủ trước khi thi công chống thấm.

Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu:

– Bay, đục, chổi, bàn chải sắt, xô,…

– Các dụng cụ khác cho công tác chống thấm

– Vật liệu Sikatop Seal 107

Quy trình chống thấm:

– Đục bỏ các phần bê tông không đặc

– Dùng máy mài bằng chổi mài hoặc bàn chải sắt để làm sạch bề mặt

Các bước thực hiện

chống thấm sân thượng bằng sika
chống thấm sân thượng bằng sika

Bước 1: Đầu tiên vệ sinh sạch sẽ bề mặt bê tông sân thượng, sàn mái, ban công nơi bạn thi công.

Bước 2: Tiến hành đục bỏ bê tông, tìm và xác định các vết nứt bề mặt tầng mái, nếu có vết nứt phải cần đục mở rộng vết nứt khoảng 2 – 3 cm và sâu đến phần bê tông đặc chắc để xử lý những vết nứt bằng vữa không co.

Bước 3: Trát bo dốc chân tường bao và sàn bê tông hoặc dùng vữa xi măng + cát vàng + sika latex để trát phẳng. Nếu như sàn nào cần lấy cốt gạch thì không cần thiết trát dốc quá chỉ cần trát hơi dốc để lưới gia cố chân không bị gập.

Bước 4: Bắt đầu pha trộn vật liệu chống thấm. Bạn sử dụng vữa Sikatop Seal 107 hay Sika Latex để quét. Với loại vữa Sikatop Seal 107 thì bạn pha trộn rồi quét lên bề mặt sàn bê tông 2 lớp.

Xem thêm >>>  Quy trình chống thấm sàn mái triệt để nhất trong năm 2020

Còn đối với vữa Sika Latex thì trộn ttheo tỷ lệ 1 lít Sika Latex + 1 lít nước + 4 kg xi măng trộn đều chúng lại rồi quét 2 lớp lên bề mặt bê tông. Sau khi quét xong lớp đầu tiên đợi cho nó khô mỗi lớp cứ cách từ 1 – 2 tiếng sau đó mới quét lớp thứ 2.

Bước 5: Sau 3 – 4 tiếng lớp vữa đã khô, thì bạn phun một lớp chống thấm thẩm thấu Water Seal lên bề mặt bê tông và chân tường sân thượng.

Nên phun 2 lớp, cứ 4 – 5 phút thì sơn 1 lớp, phun đều cho ướt mặt sàn. Còn chân tường phun cao khoảng 15 – 20 cm.

Chú ý(*):

• Không nên trộn vật liệu chống thấm cùng một lúc quá nhiều để tránh việc thi công không kịp.

• Thi công xong tránh các vật nhọn làm tổn hại đến lớp vật liệu chống thấm.

Lát gạch chống thấm sân thượng

lát gạch chống thấm sân thượng
lát gạch chống thấm sân thượng

1/ Gạch nung đỏ

 Một loại gạch tương đối gần gũi với người Việt Nam, được làm bằng chất liệu đất sét nung nhiệt độ cao, có màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ thẫm. Nó có rất nhiều kích thước và trọng lượng khác nhau để bạn dễ lựa chọn. Với tông màu ấm áp cùng chất liệu cổ điển của gạch này nên được nhiều khách hàng ưu ái chọn.

Được dùng khá phổ biển nhưng gạch nung đỏ có nhược điểm là dễ bị đóng rêu xanh, mốc, dễ trơn trợt, khó vệ sinh nên nó được chọn để lát sân thượng có mái che. Đây là những điều mà khách hàng băn khoăn khi chọn loại gạch này.

2/ Gạch Granite

Đây là loại đá nhân tạo, vật liệu chính là Tràng thạch (70%) và đất sét với các phụ gia khác (30%). Gạch này được mài để tạo nên độ bóng chứ không giống như gạch Ceramic phải tráng men.

Xem thêm >>>  Top 5 loại sơn chống thấm ngoài trời tốt nhất năm 2020

Gạch Granite có kết cấu cứng, không có mao mạch nên có độ bền cao, không dễ bị rạn nứt hay rêu mốc trong thời gian dài sử dụng.

Gạch thường được dùng lát sân thượng của các tòa nhà ở khu vực có độ ẩm cao hay có mưa do có độ bền cao, chống thấm và chống trơn trượt cao, không đóng rêu xanh,…

3/ Gạch Ceramic

Là loại gạch được chế tạo bởi đất sét, cát và một số chất khác tạo nên hỗn hợp rồi đem đi ép hay là đun thành phiến với nhiều kích thước, hình dạng và nung ở nhiệt độ cao. Gạch có phần lưng và bề mặt không đồng nhất với nhau.

Gạch Ceramic được dùng để lát sân thượng là gạch Ceramic men khô chất lượng cao. Có bề mặt cứng, màu sắc bền điều kiện môi trường khắc nghiệt, Gạch này không bị đóng rêu mốc hay rạn nứt ngoài trời.

4/ Gạch giả sỏi

Gạch giả sỏi mô phỏng lớp sỏi tự nhiên với bề mặt hơi gồ ghề, được thiết kế nhiều màu sắc, mang lại cảm giác mộc mạc nhưng không kém sắc.

Khi lát gạch này thì sân thượng có khả năng chống trơn trượt cao nhờ bề mặt gồ ghề của nó.

Để tăng giá trị thẩm mỹ và tạo điểm nhấn cho sân thượng thì bạn có thể kết hợp gạch lát sân thượng với các nguyên liệu như đá tự nhiên, gỗ, sỏi,…

Với thiết kế này vừa làm cho sân thượng nổi bật ấn tượng lại vừa chống thấm hiệu quả.

Sơn chống thấm sân thượng

Với phương pháp này ta dùng sơn epoxy để chống thấm atp hoặc bất cứ loại nào phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình bạn.

sơn chống thấm sân thượng
sơn chống thấm sân thượng

Quy trình thi công:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công. Tiếp theo dùng máy mài mài khu vực cần chống thấm: lớp men, nấm mốc, sàn bê tông, rong rêu,…

Bước 2: Bả 2 lớp chống thấm (keo Epoxy kết hợp với chất chống thấm Epoxy), mỗi lớp cách khoảng 6 tiếng.

Bước 3: Sau 24 tiếng lớp bả đã khô, bạn tiến hành quét sơn lót, thường dùng loại sơn có dung môi hoặc không có dung môi và không màu.

Bước 4: Tiếp theo là sơn phủ 2 lớp là xong rồi.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0942885566