Cách làm hầm Biogas cải tiến đơn giản chi phí thấp

cách làm hầm biogas

Cách làm hầm Biogas cải tiến – Hầm Biogas đem lại nhiều lợi ích cho đời sống con người và môi trường sống. Đó là giải pháp được áp dụng để nhằm khắc phục những vấn đề ô nhiễm môi trường khi việc chăn nuôi đang ngày càng phát triển.

Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng được người dân quan tâm hàng đầu hiện nay. Vậy cách làm hầm biogas cải tiến như thế nào? Trong bài viết này hutbephot3mien.com sẽ chia sẻ vấn đề này cho các bạn.

==> Với đội ngũ chuyên nghiệp thực hiện thông tắc công nhiều công trình
==> Có mặt sau 30 phút.
 => GỌI NGAY hotline

Hầm biogas mang lại lợi ích cho con người và môi trường

+ Đối với con người: Phục vụ trong việc sản xuất và sinh hoạt, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, hiện đại hóa nông thôn, làm giảm thiểu nguy cơ bệnh tật do vi khuẩn gây nên. Hầm biogas còn giúp người dân tiết kiệm điện năng, tiết kiệm tiền mua nhiên liệu đốt, tiết kiệm nhiên liệu sử dụng cho các động cơ đốt trong.

Lợi ích của hầm biogas
Lợi ích của hầm biogas

+ Đối với môi trường: Khí CO2 và khí CH4 được xử lý để tạo thành nguồn năng lượng có ích, làm giảm hiệu ứng nhà kính. Khí biogas có thể tạo ra nguồn lửa phục vụ cho việc nấu nướng đẩy lùi nạn chặt phá rừng để làm củi đốt. Phân của các gia súc trong chăn nuôi được xử lý triệt để làm hạn chế mùi hôi thối gây ô nhiễm không khí.

Cách hoạt động của hầm biogas cải tiến

Hầm biogas cải tiến có cấu trúc gồm 3 bộ phận chính: cửa nạp nguyên liệu, bể phân giải, bể điều áp. 

Để tạo ra được khí gas sạch phục vụ cho đời sống con người, cách hoạt động của hầm biogas cải tiến được diễn ra như sau:

Lợi ích của hầm biogas
Những hoạt dộng của hầm biogas

+ Nạp nguyên liệu: Để đưa vào sử dụng nhanh, bạn cần phải chuẩn bị 700 – 800kg phân tươi để làm nguyên liệu ban đầu. Phân tươi được đổi vào bể biogas qua cửa nạp với lượng nước đầy hầm.

>>>>Có thể bạn quan tâm: dịch vụ hút bể phốt tại cầu giấy giá rẻ chất lượng

+ Phân hủy chất thải ở bể phân giải: Nước và phân sau khi được cho vào cửa nạp sẽ đi vào bể phân giải, ở đây sẽ xảy ra quá trình chất thải bị phân hủy và lên men sinh ra khí Metan và các chất khí khác, có tác dụng đẩy phân, bùn cặn ở đáy bể lên bể điều áp.

+ Tại bể điều áp: Khi lượng phân thải lớn hơn thể tích hầm thì phân sẽ bị đẩy ra ngoài theo cửa ra, bạn nên xây thêm bể chứa để tận dụng làm phân bón hữu cơ, tránh cho phân thải tràn ra ngoài. Lúc này các chất khí sinh ra đủ nhiều sẽ tạo ra được áp lực đẩy khí lên qua ống dẫn khí và dẫn đến các đồ dùng cần khí gas để hoạt động. 

*Chú ý:

+ Quá trình phân hủy các chất thải cần phải có thời gian nên chưa tạo đủ áp lực đẩy khí gas lên ống dẫn khí ngay lập tức được.

+ Sau khi đã nạp xong nguyên liệu, cửa nạp sẽ đóng lại để tạo môi trường yếm khí tốt nhất giúp cho bên trong bể lúc nào cũng có áp suất.

+ Nếu như có quá nhiều nước vào bể biogas thì lượng phân chưa bị hủy hết đã bị đẩy ra ngoài rồi, làm hiệu quả phân hủy thấp, lượng khí gas sinh ra sẽ ít. Tuy nhiên việc xử lý về mặt môi trường trong trường hợp này chưa đủ triệt để vì phân còn mùi thối, các loại ký sinh trùng gây bệnh vẫn còn tồn tại trong hầm.

Cách làm hầm biogas cải tiến rẻ tiền

Cách làm hầm biogas cải tiến
Cách xây hầm biogas cải tiến

Nguyên vật liệu cần phải chuẩn bị (hầm 7m3)

+ Gạch đặc: 1400 viên

+ Xi măng: 600kg

+ Đá dăm, sỏi: 1m3

+ Đá hộc: 0.5m3

+ Thép Ø 8: 30kg

+ Cát vàng: 1m3

DỊCH VỤ GIÁ RẺ – THI CÔNG NHANH NHẤT – BẢO HÀNH LÂU DÀI
?Hỗ trợ khách hàng 24/24?
?Có mặt ngay sau 30 phút liên hệ !?
hotline

Quy trình cách làm hầm biogas cải tiến

Bước 1: Đào hố

Ở bước này việc xác định vị trí xây dựng hầm biogas là rất quan trọng. Tùy vào địa hình của mỗi gia đình mà bạn có thể linh hoạt vị trí cho phù hợp. Có thể xây cạnh chuồng trại hay dưới nền chuồng trại.

Về hình dạng của hầm thì bạn nên thiết kế cải tiến giống với bể biogas composite nghĩa là có dạng hình cầu. Nhưng nó còn tùy thuộc vào địa hình để lựa chọn cho phù hợp.

Sau khi đã chọn xong vị trí bạn hãy tiến hành đào hố. Kích thước của hố phải được đào rộng hơn sẽ thuận tiện cho việc thi công sau này. Để hầm được vận hành tốt nhất với quy mô gia đình bạn nên chú ý:

+ Chiều sâu hố tối đa 3m

+ Chiều rộng hố 1,5 – 2m

+ Chiều dài tùy thuộc vào thể tích thiết kế

Bước 2: Thi công phần nền đáy

+ Dùng gạch phồng hoặc đá (4 x 6cm) lát 1 lớp có độ dày 15cm, đầm kỹ.

+ Trải 1 lớp sỏi hoặc đá dăm (2x3cm)

+ Đổ 1 lớp vữa bê tông dày khoảng 5m. Trộn vữa với tỷ lệ 1 xi măng, 2 cát vàng, 3 đá dăm.

Nếu như đất nền yếu lớp vữa bê tông đáy cần phải tăng cường bằng lớp cốt thép Ø/a bằng 20cm. Nếu đất nền chứa nhiều nước thì phải hút hết nước trong quá trình thi công, dùng thêm nilon lót nền trước khi đổ bê tông cho đáy hầm biogas.

Bước 3: Xây thành bể biogas

Xây dựng thành bể hầm biogas
Xây dựng thành bể hầm biogas

Với cách này bạn nên xây thành biogas theo quy phạm tường 10 với độ dày tường là 1 viên gạch. Bạn nên dùng gạch đặc loại A, xây theo tỷ lệ 1 xi măng: 4 cát.

Khi xây thành bể nên chừa các lỗ kỹ thuật theo vị trí thiết kế để sau này lắp các hệ thống đầu vào, đầu ra, tránh phải đục tường về sau này. Thông thường thì:

+ Vị trí lắp thiết bị đầu vào nằm ở ngay sát mép trên của bể, với kích thước cao 40 cm, rộng 25cm, được đặc ở nhiều vị trí khác nhau.

+ Vị trí lắp thiết bị đầu ra nằm cách mép trên của bể 40cm, khi xây để sẵn 1 lỗ với kích thước cao 40cm và rộng 25cm. 

Bước 4: Trát vữa tường

Công việc trát vữa tường rất quan trọng bởi nó đảm bảo cho công trình kín nước và kín khí lâu dài. Đặc biệt cần phải trát kỹ ở mặt trong của của bể. Vữa trát tường được pha trộn với cát vàng đãi sạch và xi măng với tỷ lệ 1:3 để đảm bảo độ kết dính được tốt nhất.

Cần cọ sạch tường hầm biogas trước khi trát lớp vữa dày 1cm, đợi cho nó khô bớt rồi dùng bàn xoa đều thật kỹ. Thực hiện cho đến khi hết tường hầm. Sau khoảng 1 – 2 giờ khi lớp vữa cũ đã khô mới tiếp tục trát thêm một lớp vữa nữa lên trên.

Bước 5: Đổ bê tông cho nắp bể hầm

+ Tiến hành ghép cốp pha đổ bê tông nắp hầm, hệ thống cốp pha chắc chắn, đúng kỹ thuật, bên dưới có hệ thống chống đỡ.

+ Khi đổ bê tông nắp cần phải xác định vị trí và tạo cửa thăm lỗ kỹ thuật. Cửa có kích thước 50 x 50cm, được hình thành trước khi đổ bê tông nhờ 1 khuôn bằng gỗ hình chóp cụt ngược với kích thước đáy trên 50cm, đáy dưới 45cm, chiều cao 10cm.

Cửa thăm lỗ kỹ thuật có vai trò là để vào trong hầm tháo gỡ cốp pha, hệ thống chống đỡ và hoàn thiện công đoạn chát kín ở trong hầm. Ngoài ra còn dùng cho việc vào hầm lấy cặn lắng sau này.

Bước 6: Chuẩn bị cốt thép và buộc cốt thép

+ Thép xây dựng ở nắp hầm là loại thép có Ø 8 được đan ở mật độ 15 x 15cm và có móc cả 2 đầu. Xunh quanh lỗ kỹ thuật cũng cần được đặt thêm thanh thép để làm cốt thép bổ sung và cốt thép tăng cường.

+ Phốt trộn bê tông mác B200, tỷ lệ 1 xi măng, 2 cát, 3 sỏi.

+ Đổ bê tông có độ dày 10cm.

+ Khi đổ bê tông nên đặt luôn ống thu gas bằng sắt Ø 21 ở vị trí kín đáo, không gây vướng víu.

+ Đầm và bảo dưỡng bê tông.

Bước 7: Đổ nắp kỹ thuật

+ Nắp kỹ thuật cần có kích thước: Mặt trên 50 x 50 cm, mặt dưới 45 x 45cm. Nên dùng thép xây dựng Ø 8/a = 10 cm có móc 2 đầu.

+ Khi đan cốt thép cần bố trí thêm 2 quai xách bằng thép Ø 10 để sau này mở nắp kỹ thuật được dễ dàng.

Bước 8: Lắp đặt thiết bị 

Lắp các thiết bị cần thiết cho hầm biogas như ống dẫn chất thải, ống siphon, van an toàn cho phù hợp.

Xem Thêm:

Trên đây là những thông tin về cách làm hầm biogas cải tiến đơn giản dành cho bạn tham khảo. Hy vọng qua bài viết này sẽ hữu ích đối với các bạn.

?Đường ống cống không thoát nước ?
?Bồn cầu nghẹt vì sử dụng quá nhiều giấy vệ sinh
?Nhà vệ sinh bốc mùi hôi thối ? Sử dụng khử mùi vẫn không ăn thua?
?Còn chần chờ gì nữa không gọi cho chúng tôi = > 0942.885.566

4.5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0942885566