Cách chống thấm cổ ống xuyên sàn hiệu quả nhất 2020

Cổ ống xuyên sàn hay cổ ống xuyên tường là một hạng mục thiết kế phổ biến cho hạ tầng công trình phụ như nhà vệ sinh. Phương pháp này được đánh giá cao nhất và đối với các hoạt động thi công tổng thể thì cổ ống xuyên sàn có vai trò không hề đơn giản. Với đặc thù cấu tạo và chức năng của nó thì bộ phận này sẽ phải đối mặt với những nguy cơ bị dột trầm trọng. Vì vậy để đảm bảo  sự bền vững cho kết cầu thì chống thấm cổ ống xuyên sàn là phải làm, để mang lại hiệu quả cho công trình vệ sinh được bền chắc.

Tầm quan trọng của việc thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn

Ống xuyên sàn là là hạn mục đặc biệt thường được làm bằng nhựa PVC chứa nước được hoặc không. Sự khác biệt về vật liệu giữa các lớp tiếp xúc với nhau là điều kiện thuận lợi cho nước thấm qua.

Bê tông và ống nhựa PVC có tính chất khác nhau hoàn toàn nên việc cổ ống bị hở rất nhỏ là điều không tránh khỏi. Nếu bạn không thi công chống thấm cẩn thận và hiệu quả thì nước sẽ đi theo các khe hở đó đi xuống khắp công trình.

Chống thấm cổ ống xuyên sàn
Chống thấm cổ ống xuyên sàn

Thường thì ống xuyên sàn sẽ xuất hiện ở những nơi có độ ẩm cao và thường xuyên tiếp xúc với nước. Khi chống thấm nhà vệ sinh bạn thường thấy có nhiều ống xuyên tường như hộp kỹ thuật, đường ống nước cấp cho nhà vệ sinh, đường ống chứa nước thải từ nhà vệ sinh ra ngoài.

Xem thêm >>>  Top 5 loại sơn chống thấm ngoài trời tốt nhất năm 2020

Không chỉ ở các công trình dân dụng mới có hạng mục ống xuyên sàn mà ở các công trình lớn khác như các công trình xây dựng công nghiệp.

Ở các nhà máy đường ống cấp nước, đường ống nước thải đôi khi kéo dài cả 1km đi qua nhiều địa hình phức tạp hoặc trong hồ đập thủy điện cũng có cổ ống xuyên sàn.

Với nhiều đặc điểm khác biệt như vậy về loại vật liệu và nằm trong những khu vực ẩm thấp và thường xuyên tiếp xúc với nước nên sẽ có nguy cơ thấm dột từ vị trí ống xuyên sàn. Do đó việc thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn là bắt buộc làm để đảm bảo chất lượng cho công trình.

Tìm hiểu thêm :

Hướng dẫn cách chống thấm sân thượng để trồng cây đơn giản và dễ dàng

Cách chống thấm tường nhà mới xây và tường nhà cũ

Cách thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn

Công đoạn chuẩn bị bề mặt thi công:

+ Làm sạch bề mặt thi công

+ Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp các chướng ngại vật,…

+ Đục và dùng máy cắt hoặc gió đá cắt các râu thép còn dư trên sàn bê tông. Để sâu tối thiểu khoảng 2cm so với mặt bê tông.

+ Các đường ống cấp thoát nước xuyên bê tông hoặc hộp kỹ thuật nên định vị và lắp đặt bằng trám vữa hoặc là bê tông. Tối thiểu ½ bề dày bê tông.

Xem thêm >>>  Cách chống thấm sân thượng để trồng cây | Đơn giản dễ làm

+ Các hộp kỹ thuật và tường bao cần được xây và tô trát vữa xi măng cao tối thiểu 30cm để gia cố chống thấm được đồng bộ với sàn.

Quy trình chống thấm cổ ống xuyên sàn bằng sika

Quy trình chống thấm cổ ống bằng sika
Quy trình chống thấm cổ ống bằng sika

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt chống thấm

• Dùng máy đục hoặc máy khoan để đục bỏ phần bê tông thừa, và đục tạo rãnh quanh khu vực ống xuyên sàn và hộp kỹ thuật.

• Vệ sinh sạch khu vực ống và bê tông đục rãnh bằng các vật liệu, hóa chất chuyên dụng.

Bước 2: Thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn

• Định vị ống xuyên sàn, xuyên tường vào vị trí theo thiết kế và tiến hành ghép cốt pha.

• Dùng hồ dầu Latex với xi măng để quét lên bề mặt thi công.

• Sau đó dùng phụ gia hồ dầu Latex trộn với xi măng cát mác #75 để đổ định vị cố định ống như đã thiết kế.

• Sau khi lớp vữa đã khô, tiến hành quét hồ dầu Latex với xi măng lên khu vực cần chống thấm.

• Quấn thanh cao su trương nở (thanh thủy trương) xung quanh cổ ống thoát nước.

• Quét bê tông bằng vật liệu hồ hầu (Latex + xi măng) lên khu vực bê tông đục rãnh.

• Rót vữa tự chảy không có ngót (vữa grout) để trám kín các rãnh, lỗ đã đục.

• Sử dụng thêm các sản phẩm trám khe khác nếu cần (Sikaflex Construction AP, Sikaflex Construction J, Sikaflex Pro-3WF).

Xem thêm >>>  Cách chống thấm tường nhà mới xây, tường nhà cũ hiệu quả

Lưu ý khí thi công chống thấm

Chống thấm cổ ống
Chống thấm cổ ống

– Khâu vệ sinh bề mặt sàn sạch sẽ rất là cần thiết, vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả chống thấm ống thoát sàn.

– Lựa chọn và pha trộn vật liệu chống thấm cổ ống cẩn thận.

– Bảo dưỡng khu vực đổ vữa đổ bù không co ngót để tránh bị rạn nứt do khô nhanh.

– Sau khi thi công bạn cần bảo dưỡng trong 24 tiếng để tránh sai hỏng do quá trình thi công gây ra. Sau 24 tiếng bạn mới tiến hành thi công tiếp các hạng mục cần thiết khác.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0942885566