+9 Cách chống thấm nhà vệ sinh nhanh chóng hiệu quả nhất

Cách chống thấm nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh là một trong những khu vực dễ bị thấm nhất là sàn nhà vệ sinh, do đây là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, cũng là khu vực thường xuyên bị ứ đọng nước, cùng với hệ thống ống nước nằm bên trong. Việc chống thấm nhà vệ sinh là điều không hề dễ dàng và gây ra không ít bất tiện cho các chủ nhà khi thi công. Những mẹo vệ sinh phòng tắm dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề.

Dịch vụ HÚT BỂ PHỐT giá rẻ tại Hà Nội chỉ từ 300k=> Gọi 0942.885.566

Hướng dẫn chống thấm nhà vệ sinh đơn giản hiệu quả nhất

Việc đầu tiên trước khi xử lý bất cứ sự cố nào thì chúng ta cần phải tìm ra đúng nguyên nhân mới có thể đưa ra phương án khắc phục triệt để.

Nguyên nhân nhà vệ sinh bị thấm nước

Cách chống thấm nhà vệ sinh
Cách chống thấm nhà vệ sinh

Trong quá trình sử dụng các thiết bị trong nhà vệ sinh bạn phát hiện nhà vệ sinh tầng trên bị thấm nước, nhỏ giọt xuống dưới, tường nhà bị mốc. Đó là do các nguyên nhân sau:

  • Do sự cố vòi sen bị rò rỉ nước, các vị trí đầu nối vòi nước âm trong tường hay sát vách tường.
  • Do lắp đặt bồn cầu hoặc các thiết bị vệ sinh sai kỹ thuật làm nước xả tràn ra miệng ống thấm xuống.
  • Nhà vệ sinh không được thoát nước, độ ẩm cao dẫn đến thấm dột nhà vệ sinh
  • Từ đầu bạn không tiến hành chống thấm dột hoặc do thi công kém chất lượng, các vật liệu xây dựng không đảm bảo làm cho nước thẩm thấu.
  • Do vỡ ống nước, bể chứa nước, nguồn nước,… lâu ngày làm cho tường bị dột.
  • Do sàn nhà vệ sinh thường xuyên tiếp xúc với nước, nước thấm qua các mạch gạch lát nền tụ lại dưới sàn nhà vệ sinh lâu ngày dẫn đến thấm sàn nhà vệ sinh.

Hậu quả của việc nhà vệ sinh bị thấm nước

Thấm dột nhà vệ sinh có thể là do hệ quả của thấm trần nhà, sàn mái, tường nhà,… Vì thế nếu không sửa chữa kịp thời vấn đề này thì sau thời gian dài, các vết nước sẽ loang lỗ, nứt, bong tróc vách tường, sẽ xuất hiện các vết ố vàng gây mất thẩm mỹ nhà vệ sinh. Thậm chí là làm hư hỏng các kết cấu bên trong.

Nhà vệ sinh có vai trò quan trọng trong vấn đề bảo đảm sức khỏe cho gia đình. Vì nếu nhà vệ sinh bị ẩm mốc, rêu mốc mọc khắp nơi,… là điều kiện để ruồi, muỗi, vi khuẩn phát triển, sinh sôi nảy nở, là nguồn bệnh gây nguy hiểm cho gia đình.

Hậu quả nhà vệ sinh bị ẩm
Hậu quả nhà vệ sinh bị ẩm

Khi sàn nhà vệ sinh tiếp xúc với nguồn nước có thể các đường rãnh của gạch lát bị vỡ, nứt,… Nó góp phần phá hủy các kết cấu bê tông phía dưới, dẫn đến lâu ngày nhà vệ sinh bạn xuống cấp, có khi gây trơn trượt cho người sử dụng. Vì vậy bạn cần việc chống thấm cho nhà vệ sinh là cần thiết, ngoài ra bạn cũng cần phải vệ sinh nền phòng tắm thường xuyên đế góp phần khử mùi hôi toilet.

?Mùi hôi từ toilet khiến bạn khó chịu, do bể phốt đã đầy
?Gọi ngay hutbephot3mien chúng tôi

hotline

hotline

Cách chống thấm nhà vệ sinh tiêu chuẩn

Theo thực tế thì việc thi công chống thấm cho nhà vệ sinh khá là dễ nhưng để làm mới hay sửa chữa lại là một vấn đề lớn.

Những cách hướng dẫn chống thấm dưới đây của Hutbephot3mien sẽ khắc phục được vấn đề đó, giúp bạn xử lý được tình trạng nước thoát qua chân tường lỗ thoát sàn, ống cống ngầm.

Chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng màng khò nóng

Chống thấm bằng màng khò
Chống thấm bằng màng khò

Màng khò nóng cũng được xem là một trong những cách tốt nhất để chống thấm nhà vệ sinh. Khi chống thấm nó tạo ra một lớp màng rất dày (3 – 5mm) trên bề mặt để ngăn chặn sự thẩm thấu của nước xuống dưới.

Chuẩn bị bề mặt thi công:

  • Trước tiên vệ sinh, làm sạch bề mặt thi công để loại bỏ các bụi bẩn, tạp chất.
  • Cần phải làm phẳng các vị trí lồi lõm và sạch sẽ bằng các loại vữa trộn với các phụ gia.

Bắt đầu thi công:

  • Đốt nóng bề mặt sàn bằng khí ga.
  • Sau đó quét một lớp keo chống thấm lên toàn bộ vị trí bạn cần chống thấm.
  • Sử dụng đèn khò đốt nóng trực tiếp lên màng chống thấm cho đến khi màng chảy lỏng đều thì ấn mạnh xuống mặt sàn.
  • Ở các vị trí của chân tường có thể vén màng khò nóng lên cao khoảng 15 cm.
  • Tiếp theo thử nghiệm ngâm mặt sàn và chân tường trong nước khoảng 40 tiếng.
  • Cuối cùng trát 1 lớp vữa (gồm cát, xi măng) với độ dày khoảng 2cm để gia tăng khả năng chống thấm và chất lượng của công trình.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có không ít khuyết điểm khiến người sử dụng phân vân như sự chống thấm không đạt được đến mức toàn diện bởi vì giới hạn về kích thước của màng, nhiều điểm giáp mí, đồng thời màng khò cũng chỉ phát huy tối đa ở những kết cấu nằm ngang như sàn mái.

Để sử dụng màng khò, bạn cần phải sử dụng đèn khò khí gas để đốt cháy mặt tấm mới dán được lớp màng xuống mặt sàn.

Điều này cũng gây ra những tác hại không nhỏ cho môi trường và bản thân người thi công, rất dễ gây cháy nổ.

Chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng chất chống thấm

Chống thấm nhà vệ sinh bằng chất chống thấm
Chống thấm nhà vệ sinh bằng chất chống thấm

Dùng keo chống thấm gốc polymer hoạt tính hệ trộn xi măng.

Chuẩn bị bề mặt sàn:

  • Vệ sinh, làm sạch sàn để loại bỏ bụi bẩn hay các chất dính khác.
  • Tưới nước bão hòa lên bề mặt sàn, nhưng không được để nước bị ứ đọng.

Tiến hành thi công

  • Bắt đầu pha trộn keo chống thấm gốc polymer với xi măng theo tỷ lệ 1 kg keo chống thấm với 0,15 lít nước, rồi cho từ từ 1,5 kg xi măng đen mác cao vào khuấy đều.
  • Dùng bay trét hỗn hợp chống thấm lên bề mặt sàn theo định mức 0,5 kg/m2/lớp.
  • Cứ cách 4 tiếng khi lớp chống thấm thứ nhất khô thì tiếp tục trét lớp thứ 2 lên với định mức 0,5 kg/m2/lớp.
  • Đến khi lớp chống thấm thứ 2 khô hoàn toàn thì tiến hành tráng vữa xi măng hoặc lát gạch lên bề mặt sàn nhà.

Keo chống thấm thi công được cho các bề mặt có kết cấu phức tạp, nhiều chi tiết vẫn thi công dễ dàng, phương pháp này rất đơn giản lại tiết kiệm, không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến người thi công mà mang lại hiệu quả chống thấm cao nhất.

Chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng màng tự dính

Chống thấm bằng màng tự dính
Chống thấm bằng màng tự dính

Chuẩn bị bề mặt công

– Làm sạch bề mặt thi công bằng chổi cứng. Tạo cho bề mặt bằng phẳng, loại bỏ các vật cứng và bụi bẩn.

Bắt đầu tiến hành thi công

Bước 1: Quét sơn lót

  • Bạn cần quét hoặc lăn đều một lớp sơn lót mỏng lên trên bề mặt cần thi công để đảm bảo độ bám dính tốt nhất, định mức 0,25 – 0,3m2/lít.

Bước 2: Dán màng

  • Sau 2 – 3 tiếng lớp sơn lót đã khô, bạn tiến hành lăn trải cuộn màng chống thấm tự dính theo đường thẳng, chồng mép lên nhau.
  • Căn chỉnh chính xác các lớp màng, rồi bóc vỏ lớp silicon bên dưới màng, ép thật mạnh màng xuống bề mặt đã được sơn lót. Nên bắt đầu thi công dán màng từ thấp lên cao.

Bước 3: Kiểm tra lại các lớp màng

Nếu lớp màng bị bong tróc hay bị phồng thì bạn cần phải tiến hành miết cho hết bọt khí hoặc dán đè màng khác lên. Trường hợp cần thiết thì bạn phải phủ một lớp bảo vệ lên bề mặt mới thi công.

Màng chống thấm tự dính là một trong những phương pháp khá phổ biến được nhiều người dùng vì nó có các ưu điểm như dễ thi công, đặc tính kết dính tuyệt hảo và lấp kín các vết rạn nứt, tạo thành một lớp phủ bền bỉ và linh hoạt.

Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là cách giải quyết tối ưu bởi vì phương pháp này đòi hỏi phải có chuyên môn kỹ thuật cao, để tránh một sai sót nhỏ cũng có thể gây thấm và bong toàn bộ lớp màng. Hơn nữa, chi phí thi công màng tự dính cũng rất tốn kém.

Chú ý: Khi thi công màng tự dính bạn cần phải tuân thủ theo nguyên tắc an toàn lao động, nếu như trong lúc thi công màng chống thấm tự dính chảy vào tay thì bạn hãy rửa sạch bằng dung môi pha loãng, còn nếu dính vào mắt thì bạn phải đến gặp bác sĩ ngay.

Xem video hướng dẫn chống thấm chi tiết :

Kết luận

Trên đây là 3 cách chống thấm nhà vệ sinh tiêu chuẩn được áp dụng khá nhiều ở thời điểm hiện tại .Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có cái nhìn tổng quan và hướng đi cho việc chống thấm của mình.

?Bạn đang cần hút làm sạch bể phốt ngay vì nó làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình ?
?
GỌI hotline

CÓ MẶT SAU 15 PHÚT

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0942885566