Nước Giếng Khoan Có An Toàn Không? – Dùng Nước Giếng Hay Nước Máy

nước giếng khoan có an toàn không

Nước giếng khoan là nguồn nước sinh hoạt phổ biến ở nước ta, mỗi căn nhà đều tự đào cho mình một giếng và dùng máy bơm để lấy nước sinh hoạt. Nhưng bạn có thật sự chắc chắn rằng nước giếng khoan có an toàn không? Nên dùng nước giếng hay nguồn nước máy đã qua xử lý do các đơn vị doanh nghiệp cung cấp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

nguồn gốc của nước giếng khoan

Nguồn gốc của nước giếng khoan?

Nước giếng khoan là nguồn nước được lấy từ sâu trong lòng đất. Tùy theo vị trí địa lý và độ sâu cùng với đặc điểm tầng địa chất mà nước giếng khoan mang trong mình nhiều thành phần và đặc điểm khác nhau

Trước đây nước giếng khoan thường chỉ phổ biến ở vùng nông thôn do có nhiều không gian để khoan và xây dựng giếng. Tuy nhiên đến hiện tại thì nước giếng khoan đã phổ biến ở nhiều nơi dù là thành thị hay nông thôn, trở thành nước sinh hoạt hàng ngày cho người dân. 

Sở hữu một giếng nước trong nhà rất đơn giản, bạn chỉ cần thuê những đơn vị khoan giếng và lắp đặt máy bơm để lấy nước là bạn có thể sử dụng một nguồn nước vô cùng lớn và có độ trong

bảo vệ nguồn nước

Những thành phần và chỉ số quan trọng có trong nước giếng khoan

Độ cứng của nước giếng khoan

Nồng độ Ca2+ và Mg2+ sẽ cho ta biết độ cứng của nước. Có 3 loại độ cứng, bao gồm:

  • Độ cứng tạm thời: nước chứa các muối cacbonat và bicacbonat 
  • Độ cứng vĩnh cửu: nước chứa các muối còn lại của Canxi và Magie.
  • Độ cứng toàn phần: tổng của 2 loại trên

Nước có độ cứng càng cao sẽ làm giảm khả năng tẩy rửa và vệ sinh của xà phòng, từ đó tạo nên các mảng bám trên những nơi tiếp xúc nhiều như ấm đun, sàn nhà vệ sinh,…

Độ pH của nước giếng khoan

  • pH = 7 nước có tính trung tính
  • pH < 7 nước mang tính axit
  • pH > 7 nước có tính kiềm.

Nước được đánh giá là sạch khi có chỉ số pH trong khoảng 6.5 – 8.5.

Độ kiềm của nước giếng khoan

Đo độ kiềm cho biết dung dịch này có khả năng hấp thụ bao nhiêu acid mà không làm thay đổi chỉ số pH của dung dịch. Độ kiềm có thể phân biệt thành độ kiềm riêng và toàn phần

  • Độ kiềm toàn phần: tổng hàm lượng các ion Bicarbonate, Hydroxit và Anion 
  • Độ kiềm riêng phần: bao gồm độ kiềm Bicarbonate và độ kiềm Hydrate.

nguyên nhân khiến nguồn nước bị ô nhiễm

Nồng độ kim loại nặng

Nước giếng khoan có được bằng cách đào sâu xuống lòng đất nên có khả năng phơi nhiễm một số kim loại nặng như:

  • Thạch tín: Là chất độc hại khiến con người mắc nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm như suy gan, ung thư, tiểu đường,… 
  • Chì: Chì là chất hóa học nguy hiểm, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ. Khiến trẻ em chậm lớn, có nguy cơ suy giảm thính lực, tác động tiêu cực đến thần kinh trung ương và các tế bào huyết học
  • Thuỷ ngân: Chất độc thủy ngân sẽ khiến bạn có nguy cơ tử vong cao, hoặc bị ảnh hưởng hệ thần kinh. Biểu hiện như bệnh da vàng, rối loạn tiêu hóa, đau đầu,…

Nồng độ vi khuẩn

Nước giếng khoan có chứa nhiều vi khuẩn độc hại như E.coli, Coliform. Nguồn gốc của các vi khuẩn này thường là do nước thải không qua xử lý của bệnh viện, nhà máy,…

Nồng độ ion Nitrit, Amoni

Do ảnh hưởng từ phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật ở những trang trại chăn nuôi, từ đó làm cho đất bị nhiễm các hợp chất hữu cơ, sau đó sẽ ngấm vào nguồn nước ngầm mà bạn đang bơm trực tiếp từ giếng khoan

Nguyên nhân làm do nguồn nước ngầm bị ô nhiễm

Nước giếng khoan ô nhiễm xuất phát từ 3 nguyên nhân chính:

  • Nước thải trực tiếp ra môi trường trái phép, chưa qua xử lý từ các khu công nghiệp.
  • Nông nghiệp phát triển dẫn đến nhu cầu sử dụng lượng thuốc trừ sâu lớn từ đó ảnh hưởng đến môi trường đất và nước
  • Nước và rác thải do người dân thải trực tiếp ra môi trường, ao hồ, sông suối,…

nguồn nước ngầm

Cách nhận biết nước giếng khoan bị ô nhiễm

Nguồn nước giếng khoan hay nước ngầm đang bị đe dọa ô nhiễm nặng nề từ các tác nhân đa số là do con người tạo ra. Phần lớn đến từ rác thải, nước thải của người dân, của nhà máy xí nghiệp chưa qua xử lý, đất bị ảnh hưởng bởi phân hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật,….Dưới đây là những tình trạng giúp bạn nhận biết nước giếng khoan đang bị ô nhiễm.

  • Nước giếng khoan bị nhiễm mặn

nước giếng khoan nhiễm bẩn

  • Nước giếng khoan bị nhiễm sắt – Mangan: Nước giếng khoan bị nhiễm sắt – mangan thường có mùi tanh, khi để nước đọng ở ngoài một thời gian sẽ xuất hiện màu vàng và các váng màu đen nổi lên trên bề mặt.

nước giếng nhiễm khuẩn

  • Nước giếng khoan bị nhiễm Asen: Asen là một chất cực độc với cơ thể do đó nếu bạn sử dụng nguồn nước giếng khoan bị nhiễm Asen sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể. Đặc biệt nếu sử dụng trong thời gian dài, chất Asen sẽ tích tụ và có thể ủ bệnh trong cơ thể từ 10-15 năm.

nước giếng nhiễm hóa chất

Vậy nguồn nước giếng có còn an toàn không – Cách bảo vệ nguồn nước từ giếng khoan

Như bạn cũng đã rõ, nguồn nước ngầm thuần khiết thì khá trong và sạch sẽ, được người sử dụng tin tưởng hơn nguồn nước máy được xử lý bằng các chất hóa học. Tuy nhiên do tác động của con người nên nguồn nước ngầm này đã bị ảnh hưởng.

Chính vì vậy bạn nên đo lường các chỉ số cần thiết của nguồn nước đang sử dụng xem có đảm bảo an toàn hay không, ngoài ra bạn nên sử dụng các thiết bị như máy lọc nước để làm lớp bảo vệ, lọc bỏ các vi khuẩn tồn tại và đun sôi, tránh sử dụng trực tiếp

nước giếng khoan có an toàn không

Ngoài ra còn nên thực hiện các biện pháp để giúp bảo vệ nguồn nước giếng an toàn và sạch sẽ để sử dụng lâu dài

  • Sử dụng dụng cụ che chắn để bảo vệ lỗ khoan
  • Khoan giếng cách các hệ thống nước thải gia đình hoặc các khu vực xả thải lân cận, khu vực gần nhà máy hay trại chăn nuôi
  • Kiểm tra tình trạng lỗ khoan và nguồn nước thường xuyên
  • Không để nước ô nhiễm ngấm vào đất gần khu vực lỗ khoan
  • Không xả rác bừa bãi ra môi trường, nguồn nước
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0942885566