Khí Nhà Kính Là Gì ? Tác Động Của Nó Đối Với Biến Đổi Khí Hậu

Khí nhà kính

Các loại khí giữ nhiệt trong khí quyển được gọi là khí nhà kính. Phần này cung cấp thông tin về khí thải và loại bỏ khí nhà kính chính đến và đi khỏi bầu khí quyển.

Ảnh hưởng khí hậu
Ảnh hưởng khí hậu

Khí thải nhà kính là gì ?

Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC. Trong hệ mặt trời, bầu khí quyển của Sao Kim, Sao Hỏa và Titan cũng chứa các khí gây hiệu ứng nhà kính. Loại khí này ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiệt độ của Trái Đất, nếu không có chúng nhiệt độ bề mặt Trái Đất trung bình sẽ lạnh hơn hiện tại khoảng 33 °C (59 °F).(Theo Wiki)

Những loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính

Có rất nhiều loại khí gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, khi ánh nắng mặt trời đến Trái Đất, một phần được nó hấp thu và phần còn lại được phản xạ ngược vào không gian.

Khí nhà kính
Khí nhà kính

Các loại khí tồn tại để giúp trái đất không quá lạnh nhưng nếu chúng có quá nhiều trong khí quyền thì trái đất sẽ bị nóng lên gây hiệu ứng nhà kính.

Carbon dioxide (CO2)

Carbon dioxide vào khí quyển thông qua việc đốt nhiên liệu hóa thạch (than, khí tự nhiên và dầu), chất thải rắn, cây cối và các vật liệu sinh học khác, và cũng là kết quả của một số phản ứng hóa học (ví dụ: sản xuất xi măng). 

Carbon dioxide được loại bỏ khỏi khí quyển (hoặc “cô lập”) khi nó được thực vật hấp thụ như một phần của chu trình carbon sinh học.

Khí mê-tan (CH4)

Khí mê-tan được phát ra trong quá trình sản xuất và vận chuyển than, khí đốt tự nhiên và dầu. Phát thải khí mêtan cũng là kết quả của chăn nuôi và các hoạt động nông nghiệp khác và do sự phân hủy chất thải hữu cơ tại các bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị.

Nitơ oxit (N2O)

Ôxít nitơ được phát ra trong các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và chất thải rắn, cũng như trong quá trình xử lý nước thải.

Khí florua

Hydrofluorocarbons, perfluorocarbons, lưu huỳnh hexafluoride và nitơ trifluoride là các khí nhà kính tổng hợp, mạnh mẽ được phát ra từ nhiều quy trình công nghiệp. 

Khí fluoride đôi khi được sử dụng thay thế cho các chất làm suy giảm tầng zone tầng bình lưu (ví dụ: chlorofluorocarbons, hydrochlorofluorocarbons và halon). 

Những khí này thường được phát ra với số lượng nhỏ hơn, nhưng vì chúng là các loại khí mạnh, đôi khi chúng được gọi là các khí tiềm năng nóng lên toàn cầu cao (“Khí GWP cao”).

Tác động của khí nhà kính đối với biến đổi khí hậu

Các loại khí gây nên tình trạng biến đổi khí hậu đã xuất hiện trên Trái Đất cách đây hàng trăm triệu năm trong môi trường tự nhiên. Nhưng sự biến động và mất cân bằng đã xảy ra khi nền công nghiệp của con người xuất hiện trên Trái Đất.

Hậu quả
Hậu quả

Với sự xuất hiện của nhà máy làm tăng lượng khí thải vào bầu khí quyền gấp trăm lần gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

Hậu quả của hiệu ứng nhà kính

Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất tăng lên từ ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Vấn đề lớn nhất của nhân loại phải đối mặt là băng ở 2 cực đang tan chảy. Theo các nhà khoa học thì tác hại của hiệu ứng nhà kính sẽ làm tan những tảng băng dẫn đến mực nước biển có thể sẽ dâng cao đến 1,5m và chúng sẽ nhấn chìm những vùng ven biển, đất thấp.

Số lượng người ảnh hưởng do nhiệt độ cao cũng tăng lên nhanh chóng, số người chết do các đợt nắng nóng cũng rất nhiều.

Hệ sinh thái biển đổi, các xâm lấn, lục địa dần bị sa mạc hóa, đất đai ngày càng bị xói mòn, hạn hán kéo dài, khô cằn, diện tích rừng càng bị thu hẹp.

Xích đạo không còn làn nơi nóng ấm quanh năm nữa mà sẽ dần biến thành hoang mạc lớn nhất hành tinh. Thiên tai xảy ra ngày càng nhiều.

Biện khắc phục hiệu ứng nhà kính?

+ Không chặt phá rừng bừa bãi, trồng nhiều cây xanh để tăng quá trình hấp thụ CO2, cải tạo không khí.

+ Hạn chế mức thấp nhất việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, thay vào đó là sử dụng các nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…

+ Nghiên cứu chuyển đổi CO2 thành các chất khác, giảm thiểu việc thải khí metan, flo, clo vào không khí.

+ Sử dụng phương tiện công cộng hoặc xe đạp để bảo vệ môi trường

Tìm hiểu thêm :

Bể anoxic là gì ?

Hố ga là gì ?

Bể mbr là gì ?

? Hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường ?
Cùng hutbephot3mien.com xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn
? Gọi ngay cho chúng tôi khi có vấn đề về vệ sinh môi trường ?

hotline
4.7/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0942885566