Quy trình chống thấm sàn mái triệt để nhất trong năm 2020

Đối với công trình xây dựng chống thấm sàn mái là một trong những hạng mục quan trọng không thể thiếu. Không chỉ có tác dụng bảo vệ nhà bạn trước những tác nhân của thời tiết mà còn làm đẹp, bảo vệ và giữ gìn kết cấu công trình ngôi nhà. Vậy quy trình chống thấm sàn mái như thế nào là hiệu quả, an toàn, có độ bền cao. Với nhiều năm kinh nghiệm xử lý chống thấm hôm nay Hutbephot3mien.com sẽ giới thiệu đến các bạn phương pháp chống thấm sàn mái hiệu quả.

Quy trình chống thấm sàn mái như thế nào mới hiệu quả ?

Để xử lý vấn đề hiệu quả thì trước tiên bạn cần biết được những nguyên nhân dẫn đến sự cố, từ đó có thể tìm ra được những phương hướng giải quyết hợp lý và triệt để.

Nguyên nhân gây ra thấm dột sàn mái

+ Do việc chống thấm trước đó dùng vật liệu chống thấm kém chất lượng, không phù hợp, dễ bị co ngót, không có khả năng đàn hồi.

+ Kỹ thuật thi công chống thấm không được đảm bảo, lượng keo quá mỏng, không đạt hiệu quả.

Nguyên nhân sàn mái bị thấm dột
Nguyên nhân sàn mái bị thấm dột

+ Hệ thống thoát nước kém, làm nước mưa bị ứ đọng lâu ngày trên sàn mái.

Xem thêm >>>  Cách chống thấm sân thượng để trồng cây | Đơn giản dễ làm

+ Công trình có kết cấu bê tông không vững chắc, không chịu được áp lực của yếu tố thời tiết lâu ngày sẽ gây ra các vết nứt.

Hậu quả của việc không chống thấm sàn mái

+ Làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngôi nhà.

+ Thấm dột lâu ngày sẽ tác động xấu đến kết cấu ngôi nhà, làm giảm tuổi thọ chất lượng công trình.

+ Thấm dột lâu ngày sẽ tạo ra những giọt nước nhỏ xuống tầng dưới gây phiền phức cho gia đình và làm mất vệ sinh.

+ Thấm dột lâu ngày còn làm tốn kém chi phí phải tu sửa lại nhà hơn vo với việc bạn chống thấm ngay từ đầu.

Có thể bạn cần :

Hướng dẫn cách chống thấm cổ ống xuyên sàn hiệu quả nhất 2020

Hướng dẫn chống thấm cho tường nhà mới và tường nhà cũ

Hướng dẫn quy trình chống thấm sàn mái

Chuẩn bị bề mặt thi công

Sàn mái là khu vực ngoài trời, tiếp xúc nhiều với nước mưa hay bồn cây có tưới nước nên dễ bị thấm dột. Để lâu ngày sẽ dễ dẫn đến tình trạng sàn mái bị đóng rêu mốc, bám bụi trên bề mặt hay ở các khe nứt.

Chuẩn bị bề mặt thi công
Chuẩn bị bề mặt thi công

Do đó trước khi chống thấm sàn mái bạn cần vệ sinh sạch sẽ để tăng hiệu quả thi công.

– Vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn, vữa thừa, rêu mốc, các tạp chất có trên bề mặt, dùng khoan búa băm chặt các vữa thừa. Sau đó dùng máy mài sắt vào đánh sạch bề mặt, tạo ma sát.

Xem thêm >>>  Các loại phụ gia chống thấm bê tông mới nhất trong năm 2020

– Rửa sạch và để khô bề mặt.

– Dùng máy thổi bụi thổi sạch bụi bám trên bề mặt.

– Có vết nứt lớn thì dùng vữa sửa chữa có phụ gia trám lại.

– Bảo hòa bề mặt bằng nước sạch trước khi dùng các lớp chống thấm.

Các bước chống thấm

Quy trình chống thấm sàn mái
Quy trình chống thấm sàn mái

Bước 1:

+ Bắt đầu trát và chuẩn bị bề mặt tường phẳng để gia cố chân tường không bị gồ ghề.

Bước 2:

+ Tiến hành quét toàn bộ chân tường giữa sàn và tường gạch xây bằng vữa hồ dầu Fosmix Primer + xi măng + nước.

+ Sau đó đo đạc và cắt lưới Fiber glass dán lên các vị trí chân tường của sàn mái, đợi cho lớp lưới cố định trên lớp lót trước khi phủ chống thấm lên.

Bước 3:

+ Dùng rulo lăn toàn bộ sàn mái bằng chất quét lót Fosmix Primer (Tech Dry) theo tỷ lệ 1kg Fosmix Primer + 1 lít nước, với 1kg Fosmix Primer dùng cho 10 -12m2.

+ Fosmix Primer có tác dụng vừa thẩm thấu sâu trong nền bê tông vừa tạo kết dính với lớp màng chống thấm, phản ứng của silic lấp đầy các lỗ mao rỗng của bê tông, làm đông đặc bê tông, kéo dài tuổi thọ, giúp hàn gắn các vết nứt bê tông đến 0,3mm.

Bước 4:

+ Dùng máy khoan tay mạnh để trộn hỗn hợp hóa chất tạo màng chống thấm đàn hồi xi măng Fosmix Flex 250.

+ Cho thành phần lỏng vào thùng sạch rồi cho máy trộn quay và cho thành phần bột vào từ từ, trộn trong 3 phút cho đến khi có được một hỗn hợp đồng nhất.

Xem thêm >>>  Top 5 loại sơn chống thấm ngoài trời tốt nhất năm 2020

Bước 5:

+ Thi công 2 lớp hỗn hợp màng chống thấm Fosmix Flex 250 bằng chổi quét trên bề mặt sàn bê tông, chân tường, hộp kỹ thuật đã được dải lưới.

+ Sau đó quét lớp sau vuông góc với lớp trước để tránh bị lỗ bọt khí, khoảng 2 -3 giờ sau tiếp tục quét lớp thứ 2. Dùng 1,8 – 2kg/m2/2 lớp khi khô có độ dày màng 0,8 – 1mm.

Bước 6:

+ Sau 24 giờ thi công hoàn thành, các lớp chống thấm đã khô, tiến hành ngâm thử nước trong vòng 24 giờ rồi nghiệm thu công trình chống thấm.

Bước 7:

+ Sau khi nước đã rút hết, để lớp chống thấm khô sau 2 – 3 ngày rồi tiến hành cán lớp vữa chống thấm có trộn 1 lít Fosmix Liquid N800 : 20 kg xi măng để bảo vệ.

Chống thấm sàn mái
Chống thấm sàn mái

Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thêm top 5 loại sơn chống thấm ngoài trời tốt nhất trong năm 2020 để lựa chọn vật thiệu thi công.

Đây là phương pháp thi công mang lại hiệu quả cao, qua bài viết này hy vọng bạn sẽ hiểu được biện pháp và quy trình chống thấm sàn mái hiệu quả, bảo vệ ngôi nhà của bạn luôn sạch đẹp.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0942885566