Cách xử lý chống thấm bể nước ngầm? Quy trình chống thấm bể nước

Hiện nay bể nước ăn và bể nước ngầm là công trình có ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta, là mối lo ngại của người dân bởi thường gặp nhiều khó khăn sau thi công như bị rò rỉ nước từ bể,…làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm tốn điện năng. Do đó khi phát hiện bể nước bị thấm, bạn cần tìm nguyên nhân và cách xử lý chống thấm bể nước ăn, nước ngầm ngay để đảm bảo cho sức khỏe các thành viên trong gia đình. Sau đây là các cách xử lý chống thấm bể nước ngầmquy trình chống thấm bể nước nhanh chóng, hiệu quả.

Tìm hiểu nguyên nhân trước khi xử lý chống thấm bể nước ngầm

Nguyên nhân khiến bể nước bị thấm
Nguyên nhân khiến bể nước bị thấm

+ Do vật liệu xây dựng bể nước từ đầu không được đảm bảo chất lượng, hiệu quả chống thấm kém.

+ Do bể có vết nứt, vào mùa mưa nước ngầm và muối hòa tan từ từ ngấm vào bể nước ngầm gây hư hại cho kết cấu của bể.

+ Do kết cấu bể nước khi thi công không chắc chắn nên có sự dịch chuyển tạo ra các khe hở làm cho bể nước bị thấm.

Những khó khăn khi xử lý chống thấm bể nước ngầm

Bể nước ngầm có đặc tính là được xây dựng ở dưới lòng đất nên việc sửa chữa sẽ khó khăn và khó mà phát hiện ra. Nhiều lúc bạn chỉ phát hiện bể nước ngầm nhà mình bị rò rỉ khi thấy hóa đơn tiền điện nước bất ngờ tăng chống mặt.

Xem thêm >>>  Quy trình chống thấm sàn mái triệt để nhất trong năm 2020

Việc thấm nước ra ngoài có thể gây thất thoát một lượng nước lớn ra ngoài. Điều này gây nhiều bức sức cho người dân và nhà cung cấp nước.

khó khăn khi xử lý chống thấm bể nước ngầm
khó khăn khi xử lý chống thấm bể nước ngầm

Nhưng khi kiểm tra thì chủ nhà mới biết là do bể nước ngầm bị thấm ra ngoài. Việc bảo dưỡng công trình cũng khó khăn cho chủ nhà.

Vì vậy mà khi thi công công trình bạn cần chọn vật liệu chống thấm cao cấp ngay từ đầu để không gặp những khó khăn bất cập về sau.

Một số biện pháp chống thấm khác:

quy trình chống thấm sàn mái triệt để nhất 2020

hướng dẫn chống thấm cổ ống xuyên sàn cực kì hiệu quả

Cách xử lý chống thấm bể nước ngầm hiệu quả và quy trình chống thấm bể nước triệt để

Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây ra thấm bể nước rồi thì bạn cần tìm cách xử lý chống thấm ngay để khắc phục hậu quả. Lúc này bạn chỉ cần khóa đường nước xả van ở đáy bể hoặc hút hết nước trong bể ra ngoài.

Quy trình chống thấm bể nước
Quy trình chống thấm bể nước

Sau đó đánh dấu vị trị có hiện tượng thấm nước, có đường nứt bê tông,… rồi tiến hành thi công chống thấm bể nước ngầm bằng các phương pháp sau đây:

Chống thấm bể nước ăn bằng Sika top Seal 107

Phương pháp chống thấm bể nước bằng Sika top Seal 107 là phương pháp khá hiệu quả, giúp liên kết bê tông cũ và mới rất tốt. Vật liệu Sika rất dễ thi công và an toàn với sử dụng, thời gian thi công nhanh và chi phí phù hợp. Và đặc biệt là sản phẩm Sika top Seal 107 không ăn mòn, có màu xám giống như màu bê tông.

Xem thêm >>>  Các loại phụ gia chống thấm bê tông mới nhất trong năm 2020

Quy trình chống thấm

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần chống thấm

Làm sạch bề mặt thi công, loại bỏ các tạp chất, mảng vữa thừa trên bề mặt thi công. Các vị trí có lỗ li ti trên tường thì bạn dùng Sika Grout 214-11 để trám. Đảm bảo cho bề mặt bằng phẳng, không có chỗ lồi lõm, không bị đọng nước.

Bước 2: Tiến hành thi công chống thấm

Trộn Sika top Seal 107 với tỉ lệ 1:4 (1 lít dung dịch Sika với 4 kg Sika dạng bột) với định mức sử dụng là 1,5kg/lớp/m2.

Sau đó dùng con lăn hoặc chổi sơn quét hỗn hợp này lên bề mặt bê tông. Lớp đầu tiên quét lên khi bê tông đang ẩm. Lớp thứ 2 quét cách lớp thứ nhất từ 4 – 8 tiếng.

Sau khi thi công xong bạn tiến hành kiểm tra trình trạng rò rỉ thử còn xuất hiện không, nếu còn thì hãy quét thêm lớp thứ 3.

Tìm hiểu thêm :

5 loại sơn chống thấm ngoài trời tốt nhất trong năm 2020

Chia sẽ những loại phụ gia chống thấm bê tông được dùng nhiều nhất hiện nay

Chống thấm bể nước bằng Maxka

Đây là loại vật liệu chống thấm có khả năng thẩm thấu tạo thành màng liên kết để ngăn nước thấm qua. Nó có thể ngấm sâu gần 1 mét dưới nền bê tông. Khi gặp nước nó sẽ tạp phản ứng đông cứng.

Quy trình chống thấm

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công

Phun nước thật mạnh để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ để làm sạch bề mặt, đảm bảo không có tạp chất nào còn sót lại trên bề mặt.

Xem thêm >>>  Top 5 loại sơn chống thấm ngoài trời tốt nhất năm 2020

Bước 2: Láng màng phủ lót lên nền móng bê tông bể nước

Tiến hành phủ vữa chống thấm Maxka lên bề mặt bê tông 2 lớp khi lớp bê tông còn ẩm, mỗi lớp dày 2mm.

Bước 3: Tạo màng chống thấm

Sau khi thi công xong lớp bê tông cốt thép và lớp lót chống thấm thì bạn tiến hành thi công lớp màng phủ chống thấm. Nhằm ngăn cản nước thấm ngược từ nền đất lên và từ bể thấm ra ngoài.

Sau đó tiến hành tô phủ lớp thứ 2 ngay sau khi lớp thứ nhất khô, rồi phủ tiếp lớp vữa bảo vệ thật nhão, dày tầm 10mm lên trên.

Bạn nên thi công giật lùi để tránh giẫm lên bề mặt vừa thi công còn ướt.

Đối với mạch tường, thì  quét lớp vữa loãng Maxka chuyên dùng cho mạch tường và sàn.

Với ống xuyên sàn, dùng băng trương nở Maxka để quấn quanh ống, khớp mí thật cẩn thận. Sau đó, dùng bay trét hỗn hợp Maxka lên diện tích quanh ống, rồi miết thật chặt. Cuối cùng tô phủ 2 lớp vữa chống thấm lên bề mặt, mỗi lớp dày 2mm.

Sau 12 giờ thi công, bạn cần bảo dưỡng bề mặt thi công bằng nước.

Chống thấm bể nước
Chống thấm bể nước

Chống thấm bể nước ăn bằng keo Epoxy

Bước 1: Tiến hành vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn và xử lý thật kỹ khu vực thi công, rút hết nước ra khỏi bể và để cho bể khô tự nhiên hoặc bạn cũng có thể làm khô, sấy,…

Bước 2: Tộ keo Epoxy với tỷ lệ 1:1. Khi bề mặt thi công đã khô thì bạn chít keo lên toàn bộ mề mặt cần dán, còn đối với gạch ốp bể nước ăn thì chít keo lên 10% diện tích mặt sau của viên gạch (tùy vào bề mặt, vật liệu mà nhà sản xuất sẽ có khuyến cao về cách sử dụng để đảm bảo hiệu quả.

Bước 3: Nếu bạn dùng keo AB để xử ký vết nứt tường thì, tần hay bê tông thì cũng pha theo tỷ lệ 1:1 hoặc hơn một xíu, sau đó dùng bay trét mastic để quét hợp chất Epxy lên bề mặt.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0942885566