Vi sinh vật là gì ? Sử dụng vi sinh vật xử lý nước thải

Vi Sinh Vật Là Gì ?

Chúng ta vẫn thường hay nghe về những cụm từ như “vi sinh”, “vi sinh vật”, “men vi sinh”, “chế phẩm vi sinh”,… rất nhiều trong cuộc sống. Nhưng thực tế chúng ta rất hiếm khi được “chiêm ngưỡng” chúng trực tiếp bằng cách sờ, nắm, hay nhìn,… hoặc đơn giản là dù có cầm trong tay gói men vi sinh xử lý hầm tự hoại cũng thật khó để mường tượt về hình dạng của chúng (trừ những người làm việc trong lĩnh vực liên quan đến nó).

Vậy với câu hỏi đặt ra như “vi sinh vật là gì”, “Có lợi hay hại?”,… Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Vi sinh vật là gì?

Vi sinh vật là những sinh vật đơn bào, đa bào nhân sơ hoặc nhân thực có kích thước rất nhỏ, không thể nhìn thấy được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi. Thuật ngữ này không tương đương với bất kỳ đơn vị phân loại nào trong phân loại khoa học. Bao gồm cả virus, nấm, tảo, vi khuẩn, nguyên sinh động vật.

Đặc điểm chung

  • Kích thước nhỏ
  • Phát triển mạnh, sinh trưởng nhanh
  • Hấp thụ nhiều, chuyển hóa nhanh
  • Nhiều chủng loại, phân bố rộng rãi
  • Năng lực thích ứng mạnh dễ bị biến dị

Sử dụng vi sinh vật trong xử lý nước thải

Sử dụng vi sinh vật trong xử lý nước thải
Sử dụng vi sinh vật trong xử lý nước thải

Sử dụng vi sinh vật trong xử lý nước thải có vai trò là: Nó là tập hợp những loại vi sinh khác nhau mà chúng ta không thể nhìn bằng mắt thường được.

Chúng có khả năng phân hủy chất hữu cơ và sử dụng các chất hữu cơ như là nguồn thức ăn của chúng để thực hiện các phản ứng sinh học tổng hợp.

Trong công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học thì quá trình nuôi cấy vi sinh vật là quan trọng nhất bởi vì nó đóng vai trò quyết định trong việc xử lý các chất gây ô nhiễm nước thải như BOD, COD, Tổng P, Tổng N,…nhờ các loại khác nhau có trong nước thải như: sinh vật hiếm khí và sinh vật hiếu khí xử lý BOD, COD.

Cách để vi sinh vật tham gia xử lý nước thải

Những vi sinh vật trong xử lý nước thải có thể liên tục chuyển hóa các chất hữu cơ có trong nước bằng cách tổng hợp thành những tế bào mới (những tế bào nguyên sinh). Chúng có thể hấp thụ một lượng lớn các chất hữu cơ mà việc đó được dùng trên bề mặt tế bào của chúng.

Nhưng sau khi hấp thụ mà các chất hữu cơ nếu không được được đồng hóa thành các tế bào chất thì tốc độ hấp thụ sẽ đi xuống con số 0.

Một chất hữu cơ nhất định thì số lượng có thể hấp thụ được dành cho việc kiến tạo các tế bào khác. Để có thể sinh đủ năng lượng cần thiết cho việc tổng hợp một số các chất hữu cơ đã oxy hóa.

Dựa trên phương thức phát triển vi sinh xử lý nước thải được chia thành 2 nhóm:

  • Tự dưỡng: Nó có khả năng oxy hóa chất vô cơ để có thể thu được năng lượng và sử dụng CO2 để làm nguồn cacbon cho quá trình sinh học tổng hợp.
  • Dị dưỡng: Sử dụng các chất hữu cơ để làm nguồn cacbon và nguồn năng lượng để thực hiện các phản ứng sinh học tổng hợp.

Thường được ứng dụng trong các bể xử lý chất thải như : bể uasb , bể anoxic hay bể aerotank

Quá trình xử lý nước thải bằng vi sinh được diễn ra như thế nào?

Vi sinh hiếu khí và kỵ khí
Vi sinh hiếu khí và kỵ khí

Phương pháp xử lý sinh học kỵ khí

Trong quá trình phân hủy kỵ khí là quá trình nhờ vào những vi sinh vật kỵ khí làm phân hủy các chất thải vô cơchất thải hữu cơ, phân tử ở trong điều kiện không có khí oxy nghĩa là dùng vi sinh kỵ khí để xử lý nước thải.

Phân hủy kỵ khí có thể phân chia thành 06 quy trình sau:

  • Quá trình thủy phân polymer: chúng thủy phân các chất béo, protein, polysacearide.
  • Lên men đường và các amino axit.
  • Quá trình phân hủy kỵ khí rượu và các loại axit béo mạch dài
  • Quá trình phân hủy kỵ khí các loại axit béo dễ bay hơi (ngoại trừ axit axetic).
  • Khí methane được hình thành từ axit axetic.
  •  Khí methane được hình thành từ CO2 và hai khí hydrogen.

Phương pháp xử lý bằng vi sinh vật hiếu khí

Dùng vi sinh vật hiếu khí để xử lý nước thải: là quá trình sử dụng các vi sinh hiếu khí phân hủy một lượng các chất hữu cơ khi có oxy. Và quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí chia ra làm 3 giai đoạn chính như sau:

  • Giai đoạn 1: Quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ.
  • Giai đoạn 2: Quá trình tổng hợp các tế bào mới.
  • Giai đoạn 3: Quá trình phân hủy nội bào.

Môi trường sống của vi sinh vật là gì ?

Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, chúng có thể sống bất cứ nơi đâu bao gồm tất cả các thứ xung quanh chúng. Có bốn loại môi trường chủ yếu mà sinh vật sinh sống đó là: môi trường trong đất, môi trường nước, môi trường trên mặt đất – không khí (hay môi trường trên cạn) và môi trường sinh vật.

Môi trường sống của vi sinh
Môi trường sống của vi sinh

Cơ thể sinh vật cũng được xem là môi trường sống khi chúng vừa là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác.

Sự phân bố của vi sinh vật trong môi trường đất

Vi sinh vật là những cơ thể rất nhỏ bé, dễ dàng phát tán nhờ gió, nước và các sinh vật khác. Vì thế mà nó di chuyển một cách dễ dàng đến bất kỳ đâu trong thiên nhiên. Trong đất nói chung và đất trồng trọt nói riêng có lượng chất hữu cơ rất lớn. Đó là nguồn thức ăn cho các nhóm vi sinh dị dưỡng, các chất vô cơ có trong đất cũng là nguồn dinh dưỡng cho các nhóm vi sinh tự dưỡng.

môi trường sống trong nước

Số lượng vi sinh vật có trong đất được thay đổi rất nhiều. Còn số lượng và thành phần vi sinh vật trên bề mặt đất ít là vì độ ẩm trên bề mặt đất không thích hợp cho chúng phát triển, hơn nữa là ở trên bề mặt đất thì chúng sẽ bị mặt trời chiếu rọi tiêu diệt.

Số lượng và thành phần vi sinh có trong đất thay đổi tùy vào chất đất, nơi nào có nhiều chất hữu cơ, giàu mùn và có độ ẩm thích hợp cho chúng phát triển, ví dụ như ở cống rãnh, đầm lầy, ao hồ,… Còn ở những nơi đất có các, có đá thì số lượng và thành phần vi sinh ít hơn. Và người ta lợi dụng sự có mặt của sinh vật trong đất mà người ta phân lập, tuyển chọn duy trì chúng để chuyển hóa có lợi phục vụ cho cuộc sống.

Sự phân bố của vi sinh vật trong các môi trường nước

Vi sinh vật có mặt ở khắp nơi trong nước. Sự phân bố của chúng không đồng nhất mà rất khác nhau còn tùy thuộc vào đặc trưng của từng môi trường. Các yếu tố môi trường quan trọng quyết định đến sự phân bố vi sinh vật là chất hữu cơ, độ pH, ánh sáng và nhiệt độ.

Nước nguyên chất không phải là môi trường sống thích hợp cho vi sinh vật vì trong nước nguyên chất không giàu chất dinh dưỡng.

Ở môi trường nước ngọt, đặc biệt là những nơi nhiễm khuẩn từ đất đều có trong nước nhưng ở tỷ lệ khác nhau.

Môi trường đất

Nước ngầm và nước suối hay nghèo vi sinh vật nhất vì ở những nơi này nghèo chất dinh dưỡng.

Ở ao, hồ, sông thì phong phú hơn nhiều do hàm lượng chất dinh dưỡng cao.

Ở nơi bẩn như nước thải sinh hoạt thì còn có vi khuẩn đường ruột và các loại vi sinh gây bệnh khác nữa. Chúng chỉ sống trong nước ở một thời gian nhất định thôi nhưng vì chất thải luôn được đổ vào nên chúng luôn có mặt.

Trong môi trường nước mặn chúng có khả năng sử dụng chất dinh dưỡng có nồng độ thấp nên phát triển chậm hơn nhiều so với khi chúng ở trong đất.

Còn ở biển thì vi sinh vật thường thuộc nhóm ưa lạnh, có thể sống ở nhiệt độ từ 0 đến 40 độ C và thường có khả năng chịu được áp lức lớn nhất ở vùng biển sâu.

Dịch vụ xử lý cống nghẹt rác thải, hút nước thải

Gọi ngay

???

hotline

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0942885566